Hệ thống chống bó cứng phanh ABS cấu tạo và nguyên lý làm việc

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS viết tắt “ Anti-lock Braking System” được ứng dụng phổ biến hiện nay trên các xe ô tô và cả những xe máy phân khối lớn đòi hỏi khả năng an toàn cao. Phanh ABS có thể hiểu theo cách đơn giản nhất chính là một hệ thống bóp nhả phanh liên tục giúp cho bánh xe của phương tiện chống bị bó cứng khi phanh nhưng vẫn bám dính đường trong khi phanh, chống lại việc bánh xe bị trượt trên mặt đường do má phanh bó cứng tang phanh trống hoặc đĩa phanh. Đây được xem là ”cứu cánh” chống lại tình trạng mất lái khi đạp phanh gấp, giúp xe di chuyển đúng hướng giảm thiểu những thiệt hại xảy ra.

Như chúng ta thường thấy, trong những tình huống lái xe bất ngờ, người lái phát hiện nguy cơ tai nạn có thể dẫn đến tại nạn. Phản ứng ngay lúc đó của họ là chuyển sang bàn đạp phanh và đạp phanh thật mạnh. Trong trường hợp này, bốn bánh xe sẽ bị khoá cứng dẫn đến tình trạng trượt mất kiểm trên mặt đường, trong các điều kiện đường trơn trượt hay có độ ma sát kém thì việc bốn bánh xe bị khoá cứng càng nguy hiểm hơn gấp bội. Chiếc xe bị trượt đi mất kiểm soát và người lái rất khó để điều khiển tay lái đi đúng hướng mình mong muốn. Việc này khiến cho tình hình tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn. Với một chiếc xe được trang bị hệ thống phanh ABS thì mọi chuyện lại khác…

Cấu tạo hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Hệ thống phanh ABS có cấu tạo cũng khá đơn giản gồm gồm 3 bộ phận chính: ECU điều khiển trượt, Bộ chấp hành của phanh, Cảm biến tốc độ.

Cảm biến tốc độ: giúp phát hiện tốc độ quay của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt hay nói cách khác đây chính là bộ phận do thám báo tín hiệu về cho ECU để ra lệnh cho Bộ chấp hành phanh.

ECU điều khiển trượt: đây chính là bộ phận xác định sự ma sát giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu cảm biến từ đó điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, ECU điều khiển trượt nhỏ gọn được lắp gắn liền trong bộ chấp hành của phanh.

Bộ chấp hành của phanh:  có nhiệm vụ điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh để bóp phanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra lệnh của ECU điều khiển trượt ở trên.

Nguyên Lý Hoạt Động Phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một hệ thống sử dụng tổng hợp các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi có hiện tượng phanh đột ngột. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh và thực hiện khả năng bóp nhả liên tục của mình, loại bỏ khả năng lốp bó cứng bị dê trượt – duy trì khả năng điều khiển xe được chính xác. Hệ thống máy tính trên xe có trang bị phanh ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 32 lần/giây, hệ thống sẽ bóp nhả liên tục từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến khi mức áp lực bằng không
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại hiện nay thường gồm một máy tính điều khiển, 4 cảm biến tốc độ được đặt trên từng bánh và các van thủy lực trên mỗi bánh. Khi CPU máy tính điều khiển nhận thấy một hay nhiều bánh nào đó có tốc độ quay chậm hơn mức quy định so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất thủy lực tác động lên phanh. Tương tự như vậy, nếu một trong các bánh quay quá nhanh so với các bánh khác, chíp điện tử sẽ động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết hệ thống phanh ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, hệ thống phanh ABS nhả – nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể khiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags: ,